Home / Việc Làm Vui / Từ một kỹ sư cầu đường, 8x trở thành CEO đình đám trong ngành nội thất Việt

Từ một kỹ sư cầu đường, 8x trở thành CEO đình đám trong ngành nội thất Việt

Từ một công ty nhỏ với vỏn vẹn 4 nhân viên, sau 5 năm hoạt động đến nay XHOME đã phát triển trở thành “ông lớn” trong ngành nội thất Việt, với sự hiện diện chi nhánh tại 8 thành phố lớn nhất cả nước, quy mô hơn 400 nhân viên trong đó có đến gần 200 kiến trúc sư.

Kết quả hình ảnh cho nội thất


Nguyễn Tuấn Dũng, sinh năm 1983 là một trong những CEO nổi tiếng trong ngành nội thất ở Việt Nam. Khởi nghiệp năm 2013, khi 31 tuổi với thương hiệu XHOME. Sau 4 năm, từ một công ty nhỏ với vỏn vẹn 4 nhân viên, đến nay XHOME đã phát triển với 8 chi nhánh trên cả nước, quy mô hơn 400 nhân viên. Không chỉ nổi tiếng với các sản phẩm nội thất thông minh, tiện ích mà những thiết kế của XHOME còn tạo ra trào lưu, được nhiều gia đình ưa chuộng, sử dụng.

Nghỉ việc nghìn đô về mở công ty nội thất

Tốt nghiệp ĐH Giao thông Vận tải, chuyên ngành kỹ sư Cầu đường, Nguyễn Tuấn Dũng nhanh chóng tìm được một công việc ổn định, lương cao trong một công ty xây dựng. Vốn nhanh nhẹn lại có năng lực nổi trội nên Dũng học nghề rất nhanh. Chỉ sau 2 năm ra trường, anh đã được cân nhắc lên vị trí giám đốc xí nghiệp, quản lý hơn 20 nhân viên. Sự thăng tiến của Dũng thời điểm đó được xem là chưa từng có trong tiền lệ công ty. Tuy nhiên, thành công quá sớm cũng khiến anh phải đối mặt với không ít áp lực. “Nhiều đối tác thấy tôi trẻ tuổi, khuôn mặt non nớt thì luôn tỏ ra hồ nghi và không tin tưởng về năng lực”, Dũng nói.

Trong một lần triển khai gói thầu xây dựng, Dũng bị đối tác “quỵt” tiền dự án, công ty anh làm cũng lập tức quay lưng, đẩy phần rủi ro lên xí nghiệp của anh. Gánh trên vai khoản nợ lớn, Dũng phải gồng mình trả nợ. Vấp ngã đầu đời khiến anh cảm thấy “sốc” và thất vọng. Để lấy lại thăng bằng, Dũng xin nghỉ việc, suốt một năm sau đó anh chỉ ở nhà “đốt” thời gian bằng việc đọc sách và đi dạo với chú chó của mình.

Chán nản với môi trường làm việc của các công ty Việt Nam, năm 2008 Dũng vào làm việc tại một tập đoàn xây dựng của Nhật ở vị trí kỹ sư quản lý dự án với mức lương nghìn USD. Công việc của Dũng là lập hồ sơ đấu thầu các dự án vốn nước ngoài và giám sát các dự án mà công ty xây dựng ở Việt Nam.

Tuy mức lương cao, chế độ đãi ngộ tốt nhưng theo Dũng, kỹ sư người Việt chỉ được công ty Nhật giao làm ở vị trí thấp, khó thăng tiến. “Công việc hàng ngày lặp đi lặp lại rất nhàm chán. Làm được 5 năm, tôi cảm thấy đây không phải là môi trường để mình có thể phát triển sự nghiệp. Hơn nữa, bản thân tôi luôn có động lực phải khởi nghiệp, làm chủ một công ty riêng”, Dũng nói.

Tình cờ, vào năm 2013, một lần được xem các sản phẩm nội thất thông minh của nước ngoài sản xuất, Dũng rất thích và lập tức bị thu hút. Tuy nhiên, khi tìm hiểu ở thị trường Việt Nam thì các sản phẩm này không phổ biến và đa phần là các thiết kế đóng sẵn, không đẹp mà giá thành lại đắt đỏ. “Tôi đi khắp các showroom lớn nhỏ ở Hà Nội nhưng rất ít nơi cung cấp sản phẩm này. Một số cửa hàng có bán nhưng giá thành lại quá đắt. Rõ ràng, nội thất thông minh cho căn hộ nhỏ, dành cho những người có thu nhập trung bình nhưng giá thành lại quá cao khiến nhiều người dù muốn sử dụng nhưng cũng không thể tiếp cận”, Dũng nói.

Thời điểm đó, ở Hà Nội và các thành phố lớn, các dự án xây chung cư và nhà cao tầng nở rộ, phát triển chưa từng có. Từ đây, anh nảy ra ý tưởng sản xuất các sản phẩm nội thất thông minh dành cho các gia đình có diện tích nhỏ với giá cả phải chăng.

Nghĩ là làm, Dũng nộp đơn xin nghỉ việc và bắt tay vào khảo sát thị trường. Quyết định của Dũng thời điểm đó được xem là liều lĩnh và vấp phải ý kiến phản đối gay gắt của gia đình. “Mẹ tôi rất giận, gia đình ai cũng khuyên tôi nên suy nghĩ kỹ, mọi người sợ tôi lại một lần nữa thất bại. Tuy nhiên, bản thân tôi vẫn quyết tâm làm bằng được”, Dũng nói.

Để có tiền đầu tư, anh bán căn hộ chung cư đang mua trả góp sau đó rủ thêm 3 người bạn thân cùng góp vốn làm ăn. “Tôi đưa ra bản kế hoạch khoảng 1 trang giấy về ý tưởng sản xuất đồ nội thất thông minh cũng như lộ trình từng bước mà công ty phải đạt được. Ngay sau khi xem xong, cả 3 người bạn đều ủng hộ, nộp đơn xin nghỉ việc cùng tôi thành lập công ty riêng và lấy tên là XHOME, chuyên sản xuất nội thất thông minh”, Dũng kể.

Nguồn dantri

Chia sẻ ngay trên các MXH sau để tạo tín hiệu tốt cho bài viết :)

About admin

Check Also

Ông chủ nội thất tự phục vụ chia sẻ bí quyết marketing 0 đồng

Không chỉ sở hữu chuỗi 10 cửa hàng nội thất tự phục vụ trên địa …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *